0938.666.950
 
091.666.0950
 Mua vé máy bay giá rẻ trực tuyến hàng đầu Việt Nam ABAYGIARE.vn tuyendung thanhvien
logo006 z3093762530259_5f07aa65aeb9354ff126555a2ca07685
gif_1 Abaygiare.vn bán vé máy bay & hỗ trợ khách hàng đến 11H ĐÊM tại tất cả tỉnh thành gif_2

Công ty Cổ phần Hàng không VietJet

Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet Aviation Joint Stock Company), hoạt động với tên VietJet Air, là hãng hàng không giá rẻ tư nhân đầu tiên của Việt Nam, có trụ sở chính tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh trụ sở tại Sân bay Quốc tế Nội Bài ở Hà Nội.

Ngày 12 tháng 6 năm 2013, tại Paris Airshow, VietJetAir ký thoả thuận nguyên tắc với hãng sản xuất máy bay Airbus đặt hàng tổng cộng 100 máy bay các loại dành cho VietJetAir, trong đó có 62 chiếc đặt mua, 30 chiếc là quyền mua thêm và 8 chiếc thuê với thời gian nhận hàng đến 2022 với tổng giá trị giao dịch theo biểu giá của nhà sản xuất khoảng 9,1 tỷ USD.[1]

vvvv

VietJet Air được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh (HD Bank), với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng (tương đương 37.5 triệu USD tại thời điểm góp vốn). Hãng được Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam phê duyệt cấp giấy phép vào tháng 11 năm 2007[2] và trở thành hãng hàng không thứ 4 của Việt Nam, sau Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietnam Aviation Service Company (VASCO) và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam[3]. Ngày 20 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam Hồ Nghĩa Dũng đã trao giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho VietJet Air[4].

Theo kế hoạch ban đầu, VietJet Air dự tính chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2008 nhưng do biến động làm giá xăng, dầu tăng cao nên VietJetAir quyết định hoãn lại và sẽ bắt đầu vào tháng 11 năm 2009 (Quý IV) VietJet Air khởi động đường bay vào quý IV. Cuối tháng 4 năm 2009, Sovico Holdings đã mua lại toàn bộ số cổ phần của Tập đoàn T&C và trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 70% cổ phần của VietJetAir. Tháng 2 năm 2010, hãng Air Asia mua lại 30% cổ phần của VietJetAir[5][6].

Những rắc rối về thương hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay từ khi thành lập (2007), Vietjet Air đã đăng ký độc quyền thương hiệu VietAir tại đơn số 24503, cho nhóm hàng 39 (dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường hàng không) và các dịch vụ khác liên quan đến lĩnh vực hàng không. Mãi đến tháng 11 năm 2008, Vietnam Airlines gửi kháng nghị đến Cục Sở hữu Trí tuệ đề nghị không cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu VietAir cho Vietjet. Lý do đưa ra là Vietnam Airlines đã sử dụng về mặt thực tế từ tháng 9 năm 1992 thương hiệu Viet Air trên các chuyến bay quốc tế đến Đài Loan. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines từng đã trình đề án tái tổ chức một hãng con là VASCO trở thành một hãng hàng không cổ phần mang tên Viet Air[4].

Lập luận bác bỏ của Vietjet Air đưa ra là tuy Vietnam Airlines sử dụng từ lâu nhưng hãng này đã không tiến hành các thủ tục để đảm bảo quyền sở hữu thương hiệu tại Việt Nam. Theo luật pháp Việt Nam, thì đơn vị đăng ký trước có ưu thế trong việc đăng ký thương hiệu. Hơn nữa, thương hiệu VietAir và Viet Air mặc dù chữ viết có khác nhau (ở dấu cách) nhưng phát âm hoàn toàn giống nhau, nên dễ gây hiểu nhầm. Do đó, thương hiệu Viet Air của đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của hãng.

Vụ tranh chấp này được cho là bắt nguồn từ thế mạnh gần như độc quyền của Hãng hàng không quốc gia mà Vietnam Airlines nắm giữ. Hãng này từng lên tiếng phản đối các vụ mua bán cổ phần cho các đối tác hàng không nước ngoài của Jetstar Pacific và sau là Vietjet Air[7]. Vì vậy, dù đã qua 2 năm, tranh chấp vẫn chưa kết thúc.

Một rắc rối khác về thương hiệu là khi có sự hiện diện của cổ đông nước ngoài AirAsia. Hãng mong muốn hợp tác khai thác thị trường nội địa Việt Nam dưới thương hiệu Vietjet AirAsia. Tuy nhiên, ý định này không nhận được sự chấp thuận của Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Vì vậy, trong tháng 3 năm 2011, hãng đã ngỏ ý muốn rút vốn khỏi VietjetAir.[8], đến tháng 10 năm 2011, AirAsia đã chính thức làm thủ tục rút vốn khỏi Vietjet Air[9]

Tháng 6 năm năm 2010, Vietjet Air thông báo hoãn thời gian cất cánh cho đến tận tháng 10 năm 2010. Lý do là hãng cần có thời gian để giải quyết một số vấn đề phát sinh liên quan đến chuyện mua bán cổ phần, xây dựng thương hiệu, nhân sự và đội bay... Đây là lần thứ 5 hãng thông báo lùi thời gian cất cánh. Nhiều nhà phân tích cho rằng nguyên nhân chính ngoài biến động về giá nhiên liệu, còn có sự tranh chấp về thương hiệu Viet Air và những quy định hạn chế của chính phủ Việt Nam nhận diện thương hiệu trong khai thác vận tải hàng không nội địa mà hãng chưa có đủ thời gian để xử lý.

Đầu tháng 12 năm 2010, hãng một lần nữa có văn bản gửi Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam báo cáo tình hình tài chính, công tác chuẩn bị, đồng thời xin hoãn thời điểm bay thêm một thời gian không xác định nữa với lý do tranh chấp thương hiệu.

Sau nhiều lần trì hoãn, Hãng hàng không tư nhân Vietjet Air đang hoàn tất các khâu cuối cùng để chuẩn bị bay chuyến thương mại đầu tiên theo đúng yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải, trước tháng 6 năm 2011.

Sau những động thái chuẩn bị, ngày 5 tháng 12 năm 2011, hãng phát hành đợt vé đầu tiên. Ngày 25 tháng 12 năm 2011, hãng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên từ Tân Sơn Nhất đi Nội Bài.[10]

Ngày 10 tháng 2 năm 2013, VietjetAir chính thức mở đường bay đi Bangkok, Thái Lan. Đây cũng là đường bay thứ 10 và cũng là đường bay quốc tế đầu tiên của hãng.[11]

 

     Vé máy bay Quốc tế

  • Vé máy bay đi Mỹ
  • Vé máy bay đi Singapore
  • Vé máy bay đi Thái Lan
  • Vé máy bay đi Nhật Bản
  • Vé máy bay đi Hàn Quốc
  • Vé máy bay đi Úc
  • Vé máy bay đi Đức
  • Vé máy bay đi Pháp
  • Vé máy bay đi Anh
  • Vé máy bay đi Đài Loan
  • Vé máy bay đi Canada
  • Vé máy bay đi Trung Quốc
  • Vé máy bay đi Hồng Kông
  • Vé máy bay đi Campuchia
  • Vé máy bay đi Nga
  • Vé máy bay đi Myanmar
  • Vé máy bay đi Hà Lan
  • Vé máy bay đi Malaysia
  • Vé máy bay đi New Zealand
  • Vé máy bay đi Lào
  • Vé máy bay đi Italia
  • Vé máy bay đi Tây Ban Nha
  • Vé máy bay đi Indonesia

     Vé máy bay Nội địa

  • Vé máy bay đi Hà Nội
  • Vé máy bay đi Sài Gòn
  • Vé máy bay đi Đà Nẵng
  • Vé máy bay đi Nha Trang
  • Vé máy bay đi Đà Lạt
  • Vé máy bay đi Phú Quốc
  • Vé máy bay đi Quy Nhơn
  • Vé máy bay đi Vinh
  • Vé máy bay đi Huế
  • Vé máy bay đi Hải Phòng
  • Vé máy bay đi Buôn Mê Thuột
  • Vé máy bay đi Thanh Hoá
  • Vé máy bay đi Côn Đảo
  • Vé máy bay đi Cần Thơ
  • Vé máy bay đi Tam Kỳ - Chu Lai
  • Vé Máy Bay Đi Gia Lai
  • Vé máy bay đi Tuy Hòa
  • Vé máy bay đi Pleiku
  • Vé Máy Bay Đi Đồng Hới
  • Vé máy bay đi Kiên Giang
  • Vé máy bay đi Cà Mau
  • Vé máy bay đi Điện Biên
  • Vé máy bay đi Nghệ An
  • Vé máy bay đi Khánh Hòa
  • Vé máy bay đi rạch giá

     Vé máy bay theo hãng

  • Vé Máy Bay Vietjet air
  • Vé Máy Bay Vietnamairline
  • Vé Máy Bay Jetstar
  • Vé Máy Bay Eva Airlines
  • Vé Máy Bay Air Asia
  • Vé Máy Bay Singapore Airlines
  • Vé Máy Bay Asiana Airlines
  • Vé Máy Bay Tiger Airways
  • Vé Máy Bay Thai Airways

     Vé máy bay theo loại

  • Vé máy bay Tết 2018
  • Vé máy bay giá rẻ
  • Vé máy bay đi du học
  • Vé máy bay khuyến mãi
         Bạn còn thắc mắc?          Về chúng tôi          Quản lý đặt hàng Đăng ký email khuyến mại  

> Liên hệ
> Hướng dẫn thanh toán
> Thông tin chuyển khoản
> Hướng dẫn đặt vé
> Câu hỏi thường gặp
> Chăm sóc khách hàng
> Trang tư vấn

> Giới thiệu về ABAY
> Các đơn vị hợp tác
> Cơ hội hợp tác
> Cấu trúc trang web
> Điều khoản sử dụng
> Chính sách bảo mật
> Tin tức

> Xem đơn hàng
> In vé điện tử
> Pay Online


facebook_icon     google_plus_icon     twitter_512x512
bct
hanoiicom Copyright © 2016 Phòng vé Abaygiare.vn
Website : www.abaygiare.vn - Email : abaygiare@gmail.com
CS1 : Ngõ 186 , Đường Vũ Hữu Lợi, Tp . Nam Định
CS2 : Thị trấn Phúc Thọ, Hà Nội
Hotline : 0988 658 950
 

-




© 2012 Công ty TNHH vé máy bay trực tuyến ABAYGIARE
Số ĐKKD - Mã số thuế